I. ĐẠI CƯƠNG
- Thiếu máu trong thai nghén khi tỷ lệ hemoglobin (Hb) < 110g/l
- Thiếu máu nặng nếu Hb < 70g/l máu.
- Thiếu máu trong thai nghén chia thành các loại sau:
+ Thiếu máu do thiếu sắt
+ Thiếu máu do thiếu acid folic
+ Thiếu máu do tan máu
II. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Thiếu máu: da, niêm mạc nhợt nhạt, suy nhược cơ thể, nhịp tim nhanh, khó thở, ù tai, chóng mặt.
- Có thể viêm lưỡi (3 tháng cuối thai kỳ)
- Vàng da nhẹ: có thể do thiếu Folate
- Có thể thấy lách to trong trường hợp thiếu máu do tan máu: Thalasemia, tan máu tự miễn…
2.2. Cận lâm sàng
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng phương pháp laser: Nếu hồng cầu giảm, Hemoglobin giảm thì làm thêm định lượng sắt và ferritin.
- Siêu âm thai
- Xét nghiệm kèm theo để định hướng nguyên nhân và tiên lượng: Tổng phân tích nước tiểu, Sinh hóa máu, Điện giải đồ, Điện tim, Siêu âm tim, Siêu âm ổ bụng…
2.3. Chẩn đoán phân biệt
Giả thiếu máu: do thể tích huyết tương tăng nhiều hơn lượng hồng cầu từ tuần thứ sáu của thai kỳ và hiện tượng giữ nước ở thai phụ tạo thành tình trạng thiếu máu tương đối, gọi là “thiếu máu sinh lý của thai kỳ” hoặc “thiếu máu giả do pha loãng”. Trong trường hợp này chỉ số HCT thường giảm nhưng nồng độ Hb bình thường.
III. ĐIỀU TRỊ
- Nếu tỷ lệ Hb > 70g/l cho sản phụ dùng (sắt) Fe với liều 200mg mỗi ngày là đủ.
- Nếu người bệnh không dùng thuốc sắt qua đường tiêu hóa (trong 3 tháng đầu thai nghén nếu nôn nhiều) có thể dùng đường tiêm truyền.
- Nếu tỷ lệ Hb < 70g/l có thể truyền máu thêm cho sản phụ. Nên truyền máu trước tuần lễ thứ 36 hay trong điều trị dọa đẻ non, phối hợp điều trị thêm sắt tối thiểu một tháng để đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau.
- Điều trị dự phòng bằng cách cho sản phụ uống sắt suốt thai kỳ (đặc biệt nhóm sản phụ có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt: mang thai sinh đôi, bệnh lý nội khoa, tiền sử thiếu máu, rau tiền đạo…)
IV. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
– Tiên lượng tốt nếu phát hiện và điều trị sớm
– Biến chứng
+ Cho mẹ:
- Tình trạng thiếu Oxygen làm mẹ mệt, nhịp tim nhanh lên.
- Nếu chảy máu thêm trong thai kỳ, lúc chuyển dạ, sau đẻ… thì tình trạng sản phụ nặng hơn so với sản phụ bình thường.
- Trong giai đoạn hậu sản, thiếu máu thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản (viêm tắc tĩnh mạch)
+ Cho con:
- Nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng thai nhi.
- Nguy cơ thai bất thường
- Tăng thể tích bánh rau.
V. PHÒNG BỆNH
- Phát hiện nguy cơ thiếu máu trong thai nghén
- Xét nghiệm công thức máu: ở tháng thứ tư của thai nghén
- Nếu khám phát hiện hay nghi ngờ có bệnh lý về máu thì cần mời thêm chuyên khoa huyết học truyền máu để cùng hội chẩn và điều trị.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Nguyên Kiểm; Thiếu máu trong thời kỳ mang thai; bệnh viện Xanh-Pôn 16-04-2010
Trần Văn Bé và cộng sự; Thiếu máu trong thời kỳ thai nghén; Lâm sàng Huyết học; Nhà xuất bản Y học; 1998; II: 88-90.
Một số bài viết khác:
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
QUY TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH