I. ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa: Siêu âm là sóng âm được tạo nên do một sự rung động cơ học xung quanh một vị trí cân bằng của những phân tử trong một môi trường. Sóng âm chỉ lan truyền trong môi trường có phân tử, không lan truyền trong môi trường chân không, siêu âm truyền tốt qua môi trường lỏng, bán lỏng và rắn. Siêu âm là một khám nghiệm không xâm lấn.
Nguyên lý: Siêu âm sử dụng các sóng âm, sóng âm thâm nhập qua các mô đục với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào trở kháng âm của mô. Khi sóng âm chạm vào bề mặt của vật chất nó được phản xạ ngược trở lại.
+ Siêu âm A: cường độ của tiếng vang sinh ra bởi một mặt gian cách cụ thể được hiển thị bằng một đường lệch đứng (trục Y) so với vị trí của nó (thời gian, trục X) dọc theo đường đi của chùm tia siêu âm. Cường độ của tiếng vang được phản ánh ở độ cao của đường lệch được hiển thị.
+ Siêu âm B cơ bản gồm nhiều đốm sáng của tiếng vang có được từ hàng trăm ảnh A- scan. Các cấu trúc sinh ra tiếng vang cao ở siêu âm A gây ra những đốm sáng ở siêu âm B.
Mục đích của kỹ thuật:
+ Siêu âm A: Đo các chỉ số sinh học các thành phần của nhãn cầu, trục nhãn cầu, tính công suất thủy tinh thể nhân tạo.
+ Siêu âm B: cung cấp hình ảnh cắt ngang nhãn cầu giúp xác định vị trí, kích thước và hình dạng của tổn thương.
II. CHỈ ĐỊNH
– Đo sinh học: Đo trục nhãn cầu (siêu âm A, B); đo độ sâu tiền phòng (siêu âm A) …
– Bệnh lý bán phần trước: Nang mống mắt…
– Bệnh lý không khối u của bán phần sau, đặc biệt trong các trường hợp đục các môi trường quang học của mắt: Bong hắc mạc, bong dịch kính sau (vẩn đục dịch kính), vết rách võng mạc, bong võng mạc, dầu Silicon nội nhãn, thoái hóa dịch kính, tồn lưu dịch kính nguyên thủy, xuất huyết dịch kính…
– Bệnh lý trong chấn thương mắt: dị vật nội nhãn, sa lệch thủy tinh thể…
– Viêm nhiễm nhãn cầu: Viêm củng mạc sau, viêm mủ nội nhãn…
– Đánh giá gai thị: Phù gai, lõm gai…
– Thay đổi hình dạng và kích thước của nhãn cầu: giãn lồi cực sau trong cận thị nặng, khuyết hắc võng mạc bẩm sinh, khuyết hoàng điểm bẩm sinh…
– Khối choán chỗ của mắt trên người lớn: u hắc mạc…
– Chẩn đoán các bệnh ánh đồng tử trắng ở trẻ em.
– Bệnh lý hốc mắt: u hốc mắt, viêm nhiễm, bất thường mạch máu, dị vật hắc mạc, ảnh hưởng của chấn thương hốc mắt…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Siêu âm A: viêm loét giác mạc, viêm kết mạc cấp.
– Siêu âm A, B:
+ Nghi ngờ vỡ nhãn cầu do chấn thương.
+ Sau một số phẫu thuật nhãn cầu đặc biệt tránh tác động lực vào nhãn cầu, đặc biệt là các phẫu thuật nội nhãn.
IV. THẬN TRỌNG
Điều chỉnh các thông số trên máy siêu âm, tư thế bệnh nhân cho phù hợp tránh sai số nhất là trong trường hợp tính toán công suất thủy tinh thể.
V. CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
– Bác sĩ có chứng chỉ siêu âm mắt.
5.2. Thuốc
– Rửa mắt sau thực hiện thủ thuật:
– Tên hoạt chất: Natriclorid.
– Nồng độ: 0.9%.
– Hàm lượng: 8ml.
– Đường dùng: nhỏ mắt.
– Đơn vị: lọ.
– Số lượng: 1 lọ.
5.3. Vật tư
– Găng tay y tế.
– Bông y tế.
– Cồn 700 sát khuẩn đầu dò siêu âm.
– Thuốc tê nhỏ: Alcain 0.5%, Tetracain, Dicain…
– Gel nhầy dùng trong siêu âm B.
– Giấy in dùng cho máy siêu âm.
5.4. Trang thiết bị
– Máy siêu âm AB.
5.5. Người bệnh
– Hướng dẫn giải thích cho người bệnh.
5.6. Hồ sơ bệnh án
– Hồ sơ bệnh án.
– Phiếu yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật
– 0.25 giờ.
5.8. Địa điểm thực hiện kỹ thuật
– Phòng khám mắt.
5.9. Kiểm tra hồ sơ
a, Kiểm tra người bệnh: Đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng mắt cần siêu âm.
b, Thực hiện bảng kiểm an toàn thực hiện thủ thuật:
Đưa bệnh nhân lên bàn siêu âm | Thực hiện siêu âm | Đưa bệnh nhân xuống bàn |
Đối với điều dưỡng:
– Kiểm tra thông tin bệnh nhân: + Họ và tên: + Mắt có chỉ định siêu âm □ 2M □ MP □ MT + Nhỏ tê mắt cần siêu âm □ Có □ Không – Chuẩn bị dụng cụ để thực hiện siêu âm |
Đối với bác sĩ đối chiếu thông tin bệnh nhân bằng lời nói từ điều dưỡng
□ Họ và tên □ Mắt cần siêu âm □ Đã nhỏ tê □ Dụng cụ đầy đủ □ Nhập thông tin bệnh nhân vào máy siêu âm □ Xem chẩn đoán và chỉ định, lựa chọn loại siêu âm A hay B, điều chỉnh thông số phù hợp với từng loại □ Tiến hành siêu âm □ Rửa mắt □ Đọc và in kết quả Thời gian siêu âm dự kiến………phút
|
Điều dưỡng
□ Xác định tình trạng bệnh nhân sau thủ thuật □ Đưa bệnh nhân xuống bàn □ Đối chiếu và trả kết quả □ Thu dọn dụng cụ |
c, Tư thế bệnh nhân: Tư thế nằm ngửa.
VI. CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH
- Siêu âm A:
Bước 1: Chuẩn bị tư thế bệnh nhân: tư thế ngửa, mở 2 mắt.
Bước 2: Vệ sinh, sát khuẩn đầu dò.
Bước 3: Đưa đầu dò tiếp xúc với giác mạc. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình trình bày dưới dạng đồ thị.
Bước 4: Vệ sinh mắt, tra thuốc kháng sinh.
Bước 5: Đọc kết quả.
Bước 6: Kết thúc quy trình.
– Đánh giá tình trạng người bệnh sau kết thúc thủ thuật: Mắt siêu âm có thể kích thích, cộm.
– Lưu và trả kết quả siêu âm.
– Bàn giao người bệnh cho bộ phận tiếp theo.
- Siêu âm B:
Bước 1: Bệnh nhân nằm tư thế ngửa với mi mắt khép kín.
Bước 2: Bôi gel lên vị trí tiếp xúc giữa đầu dò và mi mắt của bệnh nhân giúp cải thiện tín hiệu thu được từ đầu dò.
Bước 3: Khảo sát các lát cắt:
– Khảo sát lát cắt trục: Đặt đầu dò sao cho dấu mốc nằm ở phía trên để quét cắt dọc và ở phía mũi để quét cắt ngang.
– Khảo sát lát cắt ngang: Đầu dò đặt trên vùng rìa và hướng về phía sau.
– Khảo sát lát cắt trục: Đầu dò hướng về tâm giác mạc.
Bước 4: Vệ sinh mắt.
Bước 5: Đọc kết quả.
Bước 6: Kết thúc quy trình.
– Đánh giá tình trạng người bệnh sau kết thúc thủ thuật: Mắt siêu âm có thể nhức nhẹ
– Lưu và trả kết quả siêu âm.
– Bàn giao người bệnh cho bộ phận tiếp theo.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi toàn trạng của người bệnh.
Trợt biểu mô giác mạc: Khi đo quá nhiều lần: Dùng thuốc kháng sinh, thuốc tái tạo nhanh biểu mô giác mạc.
Bệnh nhân đau nhức mắt do quá trình tỳ ấn vào nhãn cầu khi siêu âm. Xử trí: tạm dừng siêu âm trong vài phút cho đến khi bệnh nhân ổn định.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ghi chú: danh mục và số lượng có thể thay đổi trên thực tế thực hiện kỹ thuật tùy thuộc trường hợp cụ thể hoặc theo diễn biến lâm sàng khi thực hiện kỹ thuật…)
TT | Danh mục chuẩn bị | Đơn vị | Số lượng |
(1) | (3) | (4) | |
1. | Lao động trực tiếp | ||
1.1 | Bác sĩ có chứng chỉ siêu âm mắt | Người | 01 |
1.2 | Điều dưỡng chuyên khoa mắt | Người | 01 |
… | |||
2. | Thuốc (tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đường dùng/dạng dùng) | ||
2.1 | Natriclorid 0.9%, 8 ml, rửa mắt | Lọ | 01 |
2.2 | |||
… | |||
3 | Vật tư (được sử dụng trực tiếp) | ||
3.1. | Vật tư cấy ghép | ||
3.1.1 | |||
3.1.2 | |||
… | |||
3.2. | Dụng cụ | ||
3.2.1 | Găng tay y tế | cái | 02 |
3.2.2 | Bông y tế | cái | 07 |
3.2.3 | Cồn 700 | ml | 03
|
3.2.4 | Thuốc tê nhỏ | giọt | 05 |
3.2.5 | Gel nhầy dùng trong siêu âm B | ml | 03 |
3.3 | Vật liệu | ||
3.3.1 | |||
3.3.2 | |||
… | |||
3.4. | Thuốc thử | ||
3.4.1 | |||
3.4.2 | |||
… | |||
3.5 | Chất hiệu chuẩn | ||
3.5.1 | |||
3.5.2 | |||
3.6 | Sinh phẩm chẩn đoán | ||
3.6.1 | |||
3.6.2 | |||
… | |||
3.7. | Vật tư khác | ||
… | |||
4 | Trang thiết bị (sử dụng trực tiếp) | ||
4.1 | Máy siêu âm AB | cái | 01 |
4.2 | Giấy in dùng cho máy siêu âm | cm | 30 |
… |
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Rosen D.B., Conway M.D., Ingram C.P., et al. (2019). A Brief Overview of Ophthalmic Ultrasound Imaging. Novel Diagnostic Methods in Ophthalmology. IntechOpen.
- Quyết định 3906/QĐ-BYT ngày 12/10/2012 của Bộ Y Tế về việc ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa.
- TS. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên, GS. Tôn Thị Kim Thanh (2005). Siêu âm nhãn khoa cơ bản. Nhà xuất bản y học.
- Quyết định 3023/QĐ-BYT, ngày 28/07/2023 của Bộ Y Tế về việc ban hành “Đề cương tài liệu chuyên môn Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh”.
Một số bài viết khác:
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
QUY TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH