I. ĐẠI CƯƠNG
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: là tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống tiết niệu đặc trưng bởi tăng số lượng vi khuẩn và bạch cầu niệu một cách bất thường.Thuật ngữ này không bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu do các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu.
Về lâm sàng người ta chia ra nhiễm khuẩn đường tiểu có triệu chứng hay vi khuẩn niệu không có triệu chứng.
II. NGUYÊN NHÂN
EColi và Proteus, Klebsiella, Staphylococcus.aureus, Enterobacter ngoài ra có thể là Mycoplasma, Virus, nấm.
III. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thường không điển hình, mơ hồ và thay đổi theo lứa tuổi:
– Sơ sinh: triệu chứng thường mơ hồ, sốt hoặc hạ thân nhiệt, sụt cân,bú kém, vàng da.
– Trẻ nhỏ: Đau bụng, sốt, đái buốt, đái rắt, đái đục, đái nhiều lần, đái dầm, khóc khi đái.
– Trong viêm đài bể thận cấp: dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ như trẻ nhỏ sốt cao, đau bụng, đau hông vùng thắt lưng hoặc vùng thận. Ở trẻ sơ sinh có thể gặp bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết.
– Trong viêm đài bể thận mạn: trẻ thường không có triệu chứng, cao HA khi có sỏi thận và thường đa niệu do khả năng cô đặc nước tiểu giảm.
– Trong viêm bàng quang chảy máu: bệnh nhân đái buốt, đái rắt, nước tiểu đỏ lẫn dây máu, có thể sốt hay dấu hiệu nhiễm khuẩn nhẹ. Có thể khóc khi đái do biểu hiện không rõ ở trẻ nhỏ.
3.1.2. Cận lâm sàng
* Máu
– CTM
– CRP
– Ure, Creatinine, Glucose, GOT, GOT
* Nước tiểu
Nước tiểu 10 thông số
Siêu âm hệ tiết niệu
Chẩn đoán xác định:Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bạch cầu trong nước tiểu.
3.2. Chẩn đoán nguyên nhân
Cần siêu âm hệ tiết niệu, chụp UIV để phát hiện các nguyên nhân do dị dạng thận tiết niệu.
3.3. Chẩn đoán thể bệnh
– NTĐT trên: sốt cao > 3805, dấu hiệu nhiễm trùng rõ, rối loạn tiểu tiện không rõ, bạch cầu máu >15000/mm3, CRP > 20mg/l.
– NTĐT dưới: sốt nhẹ hoặc không sốt, dấu hiệu nhiễm trùng không rõ, rối loạn tiểu tiện rõ, bạch cầu máu tăng không rõ rệt, CRP tăng nhẹ hoặc không tăng.
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
– Điều trị triệt để nhiễm trùng.
– Điều trị và phòng ngừa tái phát.
– Chẩn đoán và điều trị những bất thường bẩm sinh hay mắc phải của hệ thống tiết niệu.
4.2. Điều trị cụ thể
* Chế độ ăn uống, sinh hoạt:
– Cho uống nhiều nước.
– Cho đái hết, không cho ứ đọng nước tiểu.
– Vệ sinh âm hộ.
– Vitamin C và trái cây toan hoá nước tiểu.
* Thuốc :
– Truyền dịch
– Kháng sinh (Phụ lục 1)
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiên lượng
– Tiên lượng tốt
– Nếu nhiễm trùng lặp lại sẽ gây ra sẹo thận có thể dẫn đến cao huyết áp, bệnh thận giai đoạn cuối.
5.2. Biến chứng
– Áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, cao huyết áp, suy thận cấp, suy thận mạn.
– NTĐT do Proteus có thể gây sỏi thận sau này.
VI. PHÒNG BỆNH
– Giữ vệ sinh cá nhân, thay tã cho trẻ ngay sau khi đi ngoài, không cho trẻ ngồi ngâm bộ phận sinh dục trong chậu nước.
– Phải vô trùng tuyệt đối với những trường hợp thông dò đường tiểu
– Phát hiện sớm những dị dạng thận tiết niệu để điều trị ngoại khoa
– Uống nhiều nước, vệ sinh vùng âm hộ, không nhịn tiểu điều trị táo bón, nong Phymosis rất có ý nghĩa phòng nhiễm khuẩn tiết niệu.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sổ tay hướng dẫn và điều trị bệnh trẻ em Bệnh viện Nhi Trung Ương cập nhật năm 2018.
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em NXB Y học năm 2016, trang 415-420.
- Sách giáo khoa nhi khoa, NXb y học năm 2016, trang 1173-1182
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, ban hành kèm theo quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/08/2015 của Bộ trưởng Bộ y tế trang 417 – 424.
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh viện Nhi trung ương năm 2018, trang 500-506.
Một số bài viết khác:
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
QUY TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH