DỊ VẬT MẮT

I. ĐẠI CƯƠNG

Dị vật mắt bao gồm dị vật kết mạc, di vật giác mạc, dị vật nội nhãn…

Dị vật là tác nhân bay,bắn… vào mắt có thể là cát, bụi, mạt sắt, lông côn trùng…

Dị vật kết mạc là dị vật găm dính vào kết mạc

Dị vật giác mạc là dị vật găm dính vào giác mạc

Dị vật nội nhãn là dị vật nằm trong buồng  dịch kính

II. NGUYÊN NHÂN

Do cắt, bụi, mạt sắt… bắn; rơi hoặc bay… vào mắt.

III. CHẨN ĐOÁN

+ Dị vật kết mạc: (dị vật trong túi kết mạc; T15.1)

Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân thấy có dị vật bay vào mắt sau đó thấy cộm chảy nước mắt, không mở được mắt.

Khám thực thể: kết mạc cương tụ có thể có rỉ mắt, thấy dị vật ở kết mạc mi hoặc ở nhãn cầu

+ Dị vật giác mạc: (T15.0)

Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân thấy có dị vật bay vào mắt sau đó thấy cộm, chảy nước mắt, không mở được mắt.

Khám thực thể: kết mạc cương tụ có thể có rỉ mắt, thấy dị vật ở giác mạc

+ Dị vật nội nhãn: (T44.6 DVNN có từ tính; H44.7 DVNN không từ tính)

Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân thấy có dị vật bay (bắn)… vào mắt sau đó thấy cộm chảy nước mắt, không mở được mắt. nhìn có thể mờ.

Khám thực thể :

– Nếu bệnh nhân đến sớm khám mắt có thể nhìn thấy vết thương xuyên vào nội nhãn và có thể trên giác mạc hoặc củng mạc.

– Bệnh nhân đến muộn ngoài vết thương xuyên nhãn cầu phản ứng mạnh và thị lực suy giảm. Đau nhức lúc đó có thể là bệnh cảnh của viêm nội nhãn.

– Xquang: chụp x quang mắt có định vị có thể phát hiện dị vật

IV. ĐIỀU TRỊ

a, Nguyên tắc điều trị

Loại bỏ dị vật ra khỏi mắt

Chống nhiễm khuẩn

b, Điều trị cụ thể

Dị vật kết mạc, giác mạc lấy càng sớm càng tốt

Sau dùng kháng sinh nhỏ mắt: Tobramycin, levofloxaciin, moxiofloxacin…

Trường hơp có tổn thương kèm theo thì điều trị phối hợp

Đối với dị vật nội nhãn cần phát hiện sớm chuyển tuyến trên điều trị

V. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Dị vật kết mạc nếu không lấy sớm có thể gây viêm kết mạc, dị vật giác mạc gây viêm loét giác mạc.

Dị vật nội nhãn gây viêm nội nhãn có thể dẫn đến mù

VI. PHÒNG BỆNH

Vệ sinh mắt hàng ngày, đeo kính khi đi đường.

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phan Dẫn và cộng sự (2004). Nhãn khoa giản  yếu tập 1 – Nhà xuất bản y học Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *