TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TỨ KỲ
khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Quá trình hình thành
2. Nhân sự
3. Chức năng, Nhiệm vụ
– Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
– Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện.
– Tham mưu việc thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn của đơn vị.
– Kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa.
– Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho toàn đơn vị.
– Giám sát việc xử lý chất thải cho toàn đơn vị.
– Bảo đảm vệ sinh đơn vị xanh – sạch – đẹp- thân thiện.
– Giám sát mọi thành viên trong đơn vị thực hiện kỹ thuật vô khuẩn, vệ sinh khoa phòng.
– Huấn luyện, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Trang bị đủ phương tiện, dụng cụ, hóa chất để thực hiện nhiệm vụ.
– Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
– Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
– Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa Vi sinh (xét nghiệm) và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
– Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.
– Kiểm tra, đôn đốc viên chức, người lao động, người bệnh, người nhà người bệnh và khách hàng thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.
– Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.
– Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
– Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.
– Tham gia cùng bộ phận vi sinh, dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
– Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
– Thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, trang thiết bị được cấp. Quản lý người làm việc tại khoa về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành. Báo cáo thống kê theo quy định.
– Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.
4. Thế mạnh
5. Định hướng phát triển
6. Một số hoạt động